Quy y là gì? Những điều lưu ý khi Quy y Tam bảo
Th3 13 2023 Là gìKhi cảm thấy cuộc sống quá khó khăn, không tìm được lối thoát, nhiều người đã tìm đến Quy y. Vậy Quy y là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong đạo Phật? Hãy cùng roxyarthouse.org giải đáp chi tiết thắc mắc này dưới đây nhé.
I. Quy y là gì?
Quy y được hiểu là quay về nơi nương tựa. Do đó, nhiều người cho rằng Quy y là thuật ngữ chỉ dùng trong Phật giáo. Thế nhưng, Quy y còn có thể hiểu là trốn chạy khỏi những điều sợ hãi để đến nơi an toàn. Ví dụ như hồi nhỏ những lúc bị đe dọa, chúng ta thường chạy về phía bố mẹ. Khi ở bên bố mẹ, dường như mọi sự sợ hãi đều tan biến.
Trong Phật giáo, Quy y được hiểu với ý nghĩa tương tự như vậy. Quy y giúp chúng ta tìm đến nơi an toàn cho bản thân, tâm thanh tịnh và thoát khỏi sự đau khổ của cuộc sống.
Quy y bao gồm quy y Phật, Pháp và Tăng, được gọi chung thành Quy y Tam bảo. Những Phật tử đã thực hiện nghi thức Quy y cần phải giữ gìn nhân cách, đạo đức của mình. Phải tuân thủ không phạm phải 5 điều cấm kỵ trong phật giáo.
Như vậy có thể hiểu, Quy y Tam bảo chính là những bước đầu tiên trên con đường Phật giáo. Quy y là tin vào Phật và trở thành đệ tử của Tam bảo. Khi một người đã quyết định Quy y Tam bảo, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hơn trong việc thực hành, thể hiện đức tính của Phật – Pháp – Tăng.
II. Ý nghĩa của nghi thức Quy y
Như đã chia sẻ khi giải thích Quy y là gì, đây là bước đầu dành cho những Phật tử muốn theo đuổi giáo lý của Phật giáo. Sau khi thực hiện xong nghi thức Quy y, bạn đã gửi gắm cuộc sống của mình cho nhà Phật. Vì thế, luôn phải rèn luyện tâm tính, noi gương Phật.
Những giá trị mà Tam bảo mang lại cho các Phật tử là rất lớn. Những người muốn Quy y không nhất thiết phải đi tu, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Sau khi đã Quy y, bạn phải tuân thủ 5 giới sau:
1. Không nói dối
Không nói dối bao gồm không nói những lời sai sự thật, nói lời xấu ác… để chà đạp danh dự, nhân phẩm của người khác. Bởi những lời nói dối chính là nguyên nhân của nhiều hệ quả xấu như gieo rắc lòng thù hận, gây chia rẽ tình cảm, khiến người khác bị tổn thương…
Do đó, là một Phật tử, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa lời răn của Phật, phải biết kiềm chế lời nói của mình.
2. Không sát sinh
Không có hành động sát sinh, cướp đi mạng sống của những sinh vật đang tồn tại. Bởi theo Phật giáo, mọi sinh vật dù chó, gà hay con kiến thì cũng biết đau, biết khổ.
Nếu bạn không muốn oan oan tương báo trong kiếp luân hồi thì hãy dừng việc sát sinh. Thay vào đó, nên gieo nhân thiện, làm việc tốt, tích đức để tại nên một thế giới tốt đẹp, hòa bình hơn.
3. Không trộm cắp
Là Phật tử không được có hành vi trộm cắp, cướp đoạt tài sản không phải của mình. Bởi như vậy, sẽ khiến người khác rơi vào cảnh khó khăn, đói khổ.
Trong trường hợp nhặt được của rơi thì nên trả lại người đánh mất hoặc đem đi làm từ thiện nếu không biết người đánh rơi là ai. Việc giữ giới không trộm cắp chính là cách giúp mỗi người kiềm chế tham vọng bất chính, tránh những hệ quả xấu về sau.
4. Không tà dâm
Bạn cần phải có tâm trong sáng, không nên mù quáng sắc dục rồi dẫn đến hiếp dâm, yêu đương bất chính. Nếu đã có vợ/chồng thì không được ngoại tình để gia đình được hạnh phúc.
5. Không uống rượu
Đức Phật nhận ra rằng rượu, bia hay các chất kích thích không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến con người bị mê muội, khó kiểm soát được hành vi của bản thân, dễ đánh mất ý thức và làm ra những điều xấu. Vì thế, hãy tránh xa rượu, đồ uống kích thích để tinh thần luôn được tỉnh táo.
III. Tại sao nên Quy y Tam bảo?
Để giải đáp được thắc mắc này, ngoài việc hiểu được Quy y là gì, chúng ta cần phải phân tích đầy đủ 3 phương diện là Phật – Pháp – Tăng. Cụ thể như sau:
- Quy y Phật: Đức Phật sẽ đại diện cho sự giác ngộ nhận thức của con người. Theo đó, họ đã xác định được bản chất của cuộc sống rồi lựa chọn Quy y theo Phật. Đây như là sự gửi gắm niềm tin, thể xác cho đức Phật.
- Quy y Pháp: Đây là những lời răn dạy của Đức Phật đến với chúng sinh. Pháp giống như ngọn đèn soi sáng, dẫn lối con người biết cách tìm kiếm chân lý, giác ngộ cuộc sống.
- Quy y Tăng: Nhà sư, nữ tu, những người giảng dạy Phật pháp được gọi chung là Tăng. Tất cả đều hướng đến việc học, thực hành giáo lý nhà Phật.
Như vậy, Quy y chính là cách giúp chúng ta tìm lại bản chất tốt đẹp vốn có, vượt qua những đau khổ để tìm đến sự lương thiện, tốt đẹp.
IV. Những suy nghĩ sai lầm về Quy y Tam bảo
- Nhiều người cho rằng cần phải thực hiện nghi thức Quy y với càng nhiều thầy thì càng tốt, với những bậc cao tăng nổi tiếng mới tốt. Thế nhưng, trong lễ Quy y chỉ cần đến sự thành tâm của mỗi người, thầy làm lễ và phải được chứng giám trước điện Tam Bảo.
- Theo đó, thầy làm lễ sẽ có trách nhiệm thực hiện nghi lễ và truyền giới để bạn trở thành Phật tử. Như vậy, Quy y vào Tam Bảo chứ không phải quy một người cụ thể nên việc ai làm lễ cũng không quá quan trọng.
- Thực tế, khi Quy y không cần phải rời xa trần thế, bạn có thể học cách quy y tại nhà, trở thành Phật tử tự nhà nên vẫn có thể kết hôn, sinh con. Chỉ cần nhớ ăn chay, niệm phật và thường xuyên đến chùa.
- Phật tử khi Quy y thường lo sợ làm sai và sẽ bị trừng phạt. Thực tế, điều này không đúng. Bởi vì bất kỳ ai cũng đều phải tuân theo quy nhân quả nên Đức Phật sẽ không trừng phạt ai cả.
Thông qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được Quy y là gì cũng như hiểu rõ hơn về nghi thức này trong Phật Giáo. Bạn hãy nhớ rằng Phật tại tâm, tâm phải hướng thiện thì dù tu ở nhà hay ở chùa cũng không quan trọng.