OCD là gì? Nguyên nhân khởi phát rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Th3 13 2023 Là gìOCD là căn bệnh tâm lý không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh mà còn gây ra những hành vi bất ổn. Vậy OCD là gì? Triệu chứng nhận biết căn bệnh này như thế nào? Cùng roxyarthouse.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Bệnh OCD là gì?
OCD còn được gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là căn bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần. Những ai mắc căn bệnh này sẽ không thể kiểm soát được hành vi, suy nghĩ của bản thân. Tuy không tác động lớn đến sức khỏe nhưng OCD lại gây ra những ảnh hưởng cho sinh hoạt hàng ngày, công việc và các mối quan hệ xung quanh.
Theo số liệu thống kê của các viện nghiên cứu tâm lý thì người bệnh mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xoay quanh các vấn đề trong đời sống hàng ngày như sợ bị nhiễm khuẩn, ngăn nắp quá mức… Đối với người bệnh mắc OCD, họ luôn xuất hiện những hành vi, ý nghĩa lặp lại liên tục vô lý không thể kiểm soát được.
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuất hiện ở nữ giới và tỷ lệ mắc ở độ tuổi từ 15 đến 25.
II. Những triệu chứng của OCD
Tuy dấu hiệu của OCD không cụ thể nhưng chúng đều có những đặc trưng chung là xuất hiện các hành vi vô nghĩa. Chính những ý nghĩa ám ảnh đó khiến hành vi của người bệnh cứ lặp đi lại lặp, nếu không thỏa mãn được những hành vi đó thì họ sẽ cảm thấy lo lắng, ám ảnh đến mức phải thực hiện. Vậy những dấu hiệu đặc trưng của OCD là gì?
1. Ý nghĩa ám ảnh
Ám ảnh được hiểu là những hình ảnh, suy nghĩ xuất hiện với tần suất lớn và liên tục trong thời gian dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, những ý nghĩa ám ảnh này còn gây ra nỗi sợ hãi mang tính chất hoang tưởng khiến người bệnh luôn lo âu quá độ.
Một số ý nghĩa ám ảnh thường gặp ở người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế như:
- Sợ bẩn, rửa tay quá kỹ.
- Sợ gây tổn thương đến người khác.
- Sợ bản thân làm sai, mắc lỗi.
- Luôn quan trọng quá mức về sự cân bằng, tính chính xác.
- Luôn nghi ngờ ở mức độ cao.
2. Hành vi cưỡng chế
Do những ý nghĩa về nỗi sợ xuất hiện liên tục, lặp lại khiến người bệnh phải thực hiện các hành vi vô nghĩa mang tính cưỡng chế để giải tỏa ý nghĩa của mình.
Những hành động này thường được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm giảm bớt nỗi lo. Đôi khi, những hành vi cưỡng chế còn được thực hiện để ngăn chặn điều tồi tệ không xảy đến. Chẳng hạn như người mắc hội chứng OCD sợ bẩn, họ sẽ liên tục rửa tay để trấn áp nỗi sợ bẩn của bản thân mình. Một số trường hợp còn rửa tay nhiều đến mức da đỏ ứng thì mới yên tâm là đã loại bỏ được vi khuẩn.
Ngoài ra, một số hành vi ám ảnh cưỡng chế còn xuất hiện ở người bị OCD như thực hiện một hành động với tần suất cao liên tục, luôn rửa tay sạch sẽ, lau dọn nhà cửa ngăn nắp. yêu cầu về sự chắc chắn…
III. Một số nguyên nhân gây ra bệnh OCD
Ngoài việc tìm hiểu hội chứng OCD là gì, bạn cần phải biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, thế nhưng người bệnh có thể mắc do sự kết hợp từ nhiều lý do.
Những nguyên nhân gây ra bệnh ám ảnh cưỡng chế như sau:
- Yếu tố sinh học: chính sự thay đổi của não bộ, cơ thể sẽ khiến người bệnh xuất hiện các ý nghĩa ám ảnh và thực hiện lặp lại những hành động vô nghĩa một cách cưỡng chế không kiểm soát được.
- Yếu tố môi trường: căn cứ vào những nghiên cứu tâm lý, OCD có thể xuất phát từ những hành vi được thực hiện trong thời gian dài dần hình thành thói quen. Ví dụ như liên tục kiểm tra tắt bếp, rửa tay…
- Yếu tố khác: những ý nghĩa có tính chất hoang tưởng có thể xuất hiện do sự thiếu hụt Serotonin. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ ra rằng trẻ em bị nhiễm liên cầu nhóm A, liên cầu khuẩn tán huyết beta có thể mắc OCD cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Ngoài những nguyên nhân trên, các chuyên gia tâm lý còn chia sẻ về những yếu tố nguy cơ đối với căn bệnh này. Đó là:
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người thân mắc một trong những hội chứng rối loạn tâm lý thì có khả năng phát triển thành bệnh OCD cao.
- Các sự kiện trong đời sống có tính chất căng thẳng quá mức: đối với những người nhạy cảm, có phản ứng mạnh mẽ đối với căng thẳng thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế càng cao.
- Mặc dù vẫn chưa có cơ sở kết luận nhưng theo các chuyên gia tâm lý, phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh thường có khả năng mắc OCD cao hơn người bình khác.
IV. Phương pháp điều trị hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Hiện có 3 phương pháp điều trị hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế phổ biến, cụ thể như sau.
1. Điều trị bằng thuốc
Một số người mắc bệnh OCD sẽ được điều trị bằng thuốc uống. Tuy rằng phương pháp này không thể xóa bỏ hoàn toàn những đặc điểm của rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhưng có thể kiểm soát được một phần.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kết hợp với điều trị tâm lý để tăng sự hiệu quả.
2. Dùng liệu pháp tâm lý
Những liệu pháp tâm lý sẽ có tác dụng thay đổi hành vi vô nghĩa, suy nghĩ thừa thãi của người bệnh. Bên cạnh đó, khi áp dụng liệu pháp điều trị bằng tâm lý trong quá trình điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế sẽ tăng tính hiệu quả của thuốc.
Có 2 phương pháp điều trị tâm lý, đó là liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức.
3. Biện pháp tự cải thiện
Để có thể giảm bớt những đặc điểm của bệnh OCD, người bệnh có thể tự cải thiện tại nhà bằng cách sau:
- Thường xuyên tâm sự với người thân, bạn bè để có được lời động viên, sự giúp đỡ.
- Nên ghi chép đầy đủ các hành động, suy nghĩ ám ảnh của bản thân để tự ý thức, xua đuổi chúng.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội.
- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày và ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Kết hợp với các phương pháp khác để giảm sự căng thẳng, lo âu như yoga, tắm nước ấm, thiền…
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được OCD là gì, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh để có thể phòng tránh tốt nhất. Nhìn chung, những căn bệnh về tâm lý thường để lại ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Vì thế, bạn nên chủ động quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình.